“Làm Sao Để Xê Dịch Nhiều Như Bạn?”

Đó là câu hỏi tôi thường nhận được trên mạng xã hội, hay qua những buổi cafe trò chuyện cùng bạn bè. Tôi cũng ngẫm lại xem có công thức nào để đạt được điều ấy hay không. Thật khó để trả lời.

Như nhiều bạn theo dõi blog cũng biết, tôi bắt đầu xê dịch vào tháng 5/2014, kể từ đó chân cứ mãi miết đi mà không chán. Khi xoay ngược đồng hồ thời gian, sống lại cảm xúc lúc bắt đầu ấy, tôi chợt nhận ra câu trả lời.

Để xê dịch nhiều, cứ xê dịch đi trước đã.

Không có một công thức hoàn hảo nào, vì mỗi nhà mỗi cảnh, người này người kia. Tôi chỉ biết lúc đó tôi đi được Hong Kong, xong mở mang thêm tầm mắt, và sự thòm thèm trỗi dậy vào tháng sau, thế là tôi lại khăn gói đi Singapore, rồi lại Cambodia ở tháng tiếp theo nữa. Những điểm đến đầu tiên của tôi đều gần gũi và không khó để đi.

Khi những nước gần gần đi cũng kha khá, tôi lại nhìn ra xa hơn, đi Đông Á, đi Châu Âu, những bước chân chầm chậm nhưng vững chắc.

Chẳng mấy chốc trong thời gian một năm đầu tiên ấy, tôi đã đi thật nhiều và có vô số trải nghiệm quý giá của tuổi trẻ.

Công thức cá nhân để xê dịch nhiều

Nhưng để xê dịch nhiều, bạn không thể cứ có ý chí là đủ, vẫn còn những yếu tố khác mà mỗi người đều cần xem xét dựa trên điều kiện cá nhân.

Tôi thích xê dịch, đó là điều chắc chắn, nhưng bản thân cũng có những chi phí hằng tháng và chi tiêu mỗi ngày cũng như tích cóp cho những dự định về sau. Tôi nhận ra tài chính là vấn đề lớn. Mỗi tháng, tôi chỉ dành ra 20 – 40% thu nhập để thực hiện đam mê của mình. Tất nhiên phần trăm này sẽ phình ra hay xẹp xuống tuỳ theo từng địa điểm xa hay gần, đắt hay rẻ của mình.

Thông thường với những nước gần thì tôi không cần lo nghĩ nhiều, vì mỗi tháng đủ thu nhập để đi một lần. Nhưng với những nước nằm ngoài khu Đông Nam Á, tích cóp dồn vài tháng, thậm chí nửa năm là chuyện không hiếm gặp.

Mỗi năm tôi sẽ dành ra 4 đến 5 chuyến đi gần và tích cóp cho 1 chuyến đi xa. Thế nên vẫn đủ cho việc đi quanh năm suốt tháng như các bạn thấy.

Khi tài chính đã xong, việc tiếp theo là quản lý quỹ thời gian.

Chúng ta không chỉ xê dịch sống qua ngày được, vì thời gian còn dành cho công việc, mối quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè nhiều vô kể. Mỗi ngày tính tổng số ngày xê dịch của mình, tôi chỉ đi tầm một tháng đến một tháng rưỡi mà thôi.

Tôi thường nghỉ phép kèm theo những ngày lễ như 30/4 và 1/5 là một ví dụ. Tôi chỉ cần nghỉ phép 8 ngày trong thời gian đó nhưng có thể đi được 14 – 16 ngày. Nhờ vậy những chuyến đi xa không vội vã. Cũng nhờ vậy mà việc book vé máy bay cũng rẻ hơn vì không dính sát lễ.

Và năm nào nghỉ phép cũng đủ 15 ngày cho phép của công ty mà vẫn đi cả thế giới. Đi như vậy, tôi thấy vui đủ, êm đềm đủ, không phải chạy đua là phải đi thật nhiều. Vì xê dịch đâu phải cuộc đua, ta đi để tìm thấy chính mình kia mà.

Thế là xong 2 vấn đề thời gian lẫn tiền bạc, giờ chỉ cần bơm tí đam mê vào là đủ. Hãy cứ đi vì mình thích, đừng quan tâm đến chuyện phải đến nước này nước kia mới gọi là đi, đôi khi tôi thấy hạnh phúc khi chỉ cần đi Đà Lạt mà thôi đấy.

Lần sau, ai có hỏi câu “làm sao để xê dịch nhiều như bạn?” chắc tôi sẽ gửi bài blog này, đơn giản và cô đọng.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: