7 cái cớ của người trẻ

Không đủ thời gian

Việc làm 8 tiếng, đi gặp gỡ bạn bè, xem vlog của ông này bà nọ đã ngốn hết thời gian của người trẻ. Để rồi họ chỉ biết đi vào một chiếc guồng nho nhỏ và quên rằng việc đủ thời gian hay không phụ thuộc vào chính mình. Để thực hiện 1 routine mới lành mạnh như chạy bộ 3 lần/tuần chỉ tốn 120 phút (40 phút mỗi buổi chạy), bằng với việc xem 12 chiếc vlog độ dài 10 phút. Đi học thêm ngôn ngữ mới sẽ tốn 3 buổi, mỗi buổi 3 tiếng và cũng chỉ tốn 9 tiếng mỗi tuần. Ai cũng có đủ thời gian, quan trọng họ biết ưu tiên vào việc gì.

Liệu có thành công hay không?

Luôn đau đáu nghĩ về việc thất bại hay thành công, mà không biết rằng cứ nhởn nhơ mãi suy nghĩ thì bạn chỉ mãi ở vạch xuất phát. Chẳng ai thành công khi đứng yên một chỗ cả. Tiếng Anh có câu thành ngữ “a leap of faith” (cú nhảy niềm tin) để nói rằng bạn phải thử nhảy đi đã, có rơi hay không cũng chẳng bao giờ biết được nếu bạn mãi đứng yên.

Chuyện xảy ra với họ chẳng liên quan đến mình

Nhiều người trẻ nhìn vô những vấn đề xã hội với sự thờ ơ. Việc dùng ít nhựa đi cũng chẳng được quan tâm. Vấn nạn ấu dâm nhức nhối chỉ xem là 1 tin thời sự. Mọi thứ trôi đi với suy nghĩ “chẳng can hệ gì mình”, nhưng sống trong cộng đồng thiếu đóng góp sẽ trở vô tình tạo nên 1 xã hội thờ ơ, vô tình.

“Tính tui nó vậy”

Khi nóng giận quá trớn chửi người bạn thân “tính tao nó vậy”

Khi trễ deadline sếp đưa “tính em nó vậy”

Khi người yêu bảo sao nay hờ hững vậy “tính anh nó vậy”

Và thế là những sai trái đổ cho cái tính, mà hỡi ôi, lớn rồi có phải con nít đâu mà sống bản năng nữa chứ, dùng đầu đi thôi.

Để mai tính, mình còn trẻ mà

Trì hoãn 1 ngày, 1 tháng, 1 năm, sau từng đó thời gian vẫn chưa học được khoá Photoshop nào, chẳng học xong cách đánh guitar, vẫn chưa biết bơi, vẫn chẳng có bồ. Trì hoãn vài lần chợt nhìn qua nhìn lại mình đã qua cái tuổi 3 sỏi mất rồi.

Tui sợ…

Năm 17 lấp ló sang 18, sợ rằng mình có rớt tốt nghiệp cấp 3 không, liệu có vào đại học không?

Năm 20, rồi sắp tốt nghiệp có kiếm được việc làm không đây? Liệu công việc có tốt cho bằng bạn bằng bè không?

Năm 22, sợ hãi nhận ra sau này mình sẽ chết giẫm ở một công việc này hoài và suốt ngày cứ làm rồi mua nhà, lo lắng vật chất mãi sao.

Năm 23, sợ rằng mình chưa làm được điều gì ý nghĩa cho đời mình. Thế là chấm ở đó một chấm to tròn và ngẫm nghĩ: “Hay là thôi run sợ.”

Năm 24, đi được mót mét hơn chục nước, thi những cuộc thi du lịch, cuộc sống không phải xa hoa những cũng ấm no. làm được đống thứ hay ho cho đời mình, rồi lại thấy quen dần với nỗi sợ. Sợ bị cho nghỉ việc nè, sợ xin visa rớt nè, sợ già, sợ xấu nè. Còn nhiều lắm ôi thôi những nỗi sợ.

Đến giờ gần năm 25, nhận ra rằng cứ sợ đi, sợ nhưng vẫn làm nha. Làm đi để rồi thấy dù có sợ mình vẫn làm được. Có sợ công việc mới, vẫn cứ lao vào mà làm thử. Có sợ đi qua một đất nước xa lạ, một mình không ai nương tựa cứ lao vào đi thử đi. Để rồi mỉm cười và bảo với đứa bạn thân: “Tao không ngờ tao làm được mấy chuyện khùng điên đó mày ạ.”

Nên tuổi trẻ mà, không có kinh nghiệm thì cứ việc sợ, sợ xong rồi hãy hết mình lên, vì bạn sẽ không biết mình đang bỏ lỡ những gì mình “có lẽ” sẽ đạt được. Nên nỗi sợ của tuổi trẻ với mình là đẹp nhất, vì dù sợ vẫn lao vào mà thực hiện.

Tui còn quá trẻ nên thiếu kinh nghiệm

Lần 1 sai có thể nói mình thiếu kinh nghiệm.

Lần 2 sai có thể nói quá tam ba bận.

Lần 3 sai thì nên trách mình không học được gì cả từ sai lầm của chính mình.

Trẻ người, nhưng đừng non dạ, cái gì cũng cần học, rút kinh nghiệm và suy nghĩ cho kĩ, đừng nói mình trẻ nữa, đến năm 25 bạn đủ lớn rồi.

2 comments

  1. Em thích đọc những câu chuyện về nỗi sợ và cách người ta vượt qua nó. Anh có thể viết thêm về câu chuyện vượt qua nỗi sợ, vượt qua chênh vênh của những năm đầu 20 được không?

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: