Đến Cổ Trấn Sille Nếm Vị Bình Yên

Xe lăn bánh nhè nhẹ và dừng lại ở cổng làng, không có bóng dáng du khách nào tới trước tôi và bạn bè. Những cửa hàng hãy còn say ngủ lúc 10 giờ sáng. Lũ trẻ con đang cắp sách đến trường tiểu học nằm cạnh bờ sông nhỏ – nơi cấp nước cho cổ trấn.

Đến Cổ Trấn Sille Nếm Vị Bình Yên 7

Nhịp sống tĩnh lại đi nhiều, trái ngược với những gì tôi tưởng tượng về Thổ Nhĩ Kỳ, nơi của những dấu chấm thang, của những cái há hốc mồm trầm trồ. Đôi khi, xê dịch là lúc ta tạo thêm nhiều dấu phẩy, để luôn kể câu chuyện của mình. Và Sille là một nơi tạo cho tôi thêm nhiều dấu phẩy như vậy.

Thổ Nhĩ Kỳ đâu chỉ có khinh khí cầu ở Cappadocia, đâu chỉ có Istanbul nhộn nhịp, tôi rời xa phố thị, những cảnh quang nổi tiếng để bước chân vào ngôi làng khiêm tốn, đôi lúc bình yên quá đỗi nằm ở ngoại ô Konya, thành phố lớn thứ 4 đất nước này.

Đến Cổ Trấn Sille Nếm Vị Bình Yên 6

Cổ trấn Sille, với tên gọi đầy đủ là Sille Subaşı, là một trong số ít những ngôi làng có người Hy Lạp của Cappadocia sinh sống và cùng tồn tại với người Turks tại Konya trong suốt 800 năm tới năm 1922 mới kết thúc. Đến đây sẽ không thấy những thánh đường Hồi giáo cao chọc trời, nơi bạn sẽ thấy vô số ở Konya. Ngược lại, nơi đây mang đến một không gian nhẹ nhàng đậm chất miền quê Châu Âu.

Lý do cho sự chung sống hòa bình này đến từ nhà hiền triết Jalal al-Din Muhammad Rumi, người là nhân chứng của một phép lạ đã xảy ra tại tu viện Cơ đốc giáo chính thống Saint Chariton gần đó. Trong ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, tu viện hiện được gọi là AkMonastir và được dịch là “Tu viện trắng”. Jalal al- Din Rumi đã xây dựng một nhà thờ Hồi giáo nhỏ bên trong tu viện Saint Chariton; ông yêu cầu người Thổ Nhĩ Kỳ không làm tổn thương người Hy Lạp trong làng và giao cho dân làng Hy Lạp nhiệm vụ làm sạch ngôi mộ của chính mình.

Người Thổ tôn trọng điều răn của Meviane. Một số công ty từ Quốc vương đã được gửi đến Konya nhắc nhở họ về lời hứa của họ sẽ không làm tổn thương dân làng Sille. Sự cùng tồn tại của Sille trong hơn tám thế kỷ là sự tồn tại song song của ngôn ngữ Hy Lạp và tôn giáo Ki-tô của mình.

Ngày nay, người Thổ sinh sống tại nơi này không quá nhiều. Nhưng khi tôi đi qua, ai cũng nhoẻn một nụ cười rõ to và hỏi “where you from?” Một người bán hàng địa phương còn mang bánh ra mời khi tôi chỉ đi ngang qua.

Đến Cổ Trấn Sille Nếm Vị Bình Yên 5Đến Cổ Trấn Sille Nếm Vị Bình Yên 3

Sille hiện ra trong tôi đặc biệt vì những góc phố yên ắng, những ngôi nhà màu sắc được điểm xuyết bởi hoa hạnh nhân đang nở rộ và mùa xuân. Những cửa hàng cũ kỹ cũng là những bức tranh tuyệt đẹp cho chuyến đi này.

Đến Cổ Trấn Sille Nếm Vị Bình Yên 1Đến Cổ Trấn Sille Nếm Vị Bình Yên 2

Đến với Sille, ta không thể bỏ qua nhà thờ Byzantine St. Helen nằm gần trạm xe bus cuối cùng. Được thành lập bởi Hoàng hậu Helena, mẹ của Constantine Đại đế, nơi đây được bà chọn là nơi dừng chân của mình trên những chuyến hành hương, và chính bà đã cho xây dựng để có thể tìm được một nơi hướng về Thiên Chúa. Thậm chí có một tích kể rằng Thánh Paul, một tông đồ của Chúa Giê-su đã đến nơi này truyền đạo và ở lại đây.

Bây giờ nhà thờ là một nơi tham quan nổi tiếng tại Sille vì vai trò quan trọng của mình. Bạn có thể vào bên trong để ngắm nhìn những bức hoạ sắc nét. Từng có rất nhiều thánh thể được đặt tại đây, nhưng nhiều cuộc chiến xảy ra và thánh thể được di dời về Rome.

Đến Cổ Trấn Sille Nếm Vị Bình Yên 8

Một ngày trọn vẹn ở Sille cho tôi thấy nhẹ nhàng, ngồi lại bên một quán khi họ mở cửa lúc 11 giờ sáng, gọi một ly trà Thổ. Ngắm nhìn dòng nước chảy róc rách xung quanh cũng đủ khiến ta thư giãn.

Sille hẳn sẽ là nơi dễ bị những người lữ khách mê đắm những dấu chấm thang bỏ quên. Nhưng với tôi cổ trấn này sẽ là nơi tôi muốn quay trở lại hơn cả, để đơn giản được viết nên dấu phẩy của riêng mình.

1 comment

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: