Trải nghiệm du thuyền ở miền Tây

Những lúc về miền Tây, mình luôn nghĩ về sông nước, đặc biệt là dòng sông Tiền, sông Hậu đầy ắp phù sa. Thường mọi người sẽ đi ghe, xuồng mộc mạc, đâu ai nghĩ giữa những dòng phù sa lại có thể đi du thuyền đúng không? 

Cơ sẽ cập nhật thông tin, hình ảnh về trải nghiệm cực độc lạ này mỗi ngày trong album. Để cả nhà có thêm lựa chọn mới khi khám phá miền Tây nhé. 

Lịch Trình Của Du Thuyền

Ngày 1: Sài Gòn – Cần Thơ – Long Xuyên
Ngày 2: Long Xuyên – Rừng Tràm Trà Sư 
Ngày 3: Châu Đốc 
Ngày 4: Châu Đốc – Chợ Nổi Cái Răng – Sài Gòn 

Các bạn có thể đặt trực tiếp qua fanpage Victoria Mekong Cruises để tham gia lịch trình đầy thú vị này nhé!

Ngày 1: Sài Gòn – Cần Thơ – Long Xuyên

Hôm nay di chuyển từ Sài Gòn xuống Cần Thơ sẽ tốn của bạn 4 tiếng đồng hồ tuỳ vào tình hình giao thông. Lúc đi, xe của Cơ gặp một cây cầu đang sửa nên đi chậm hơn dự kiến 30 phút. 

Xuất phát lúc 11:30, đến ầm 4 giờ, xe đã đến cảng Hoàng Diệu để làm thủ tục check-in và nhận cabin. 

Mỗi khách sẽ có một cabin khác nhau và đều có hướng nhìn ra sông nước xung quanh, phòng ốc cũng cực kỳ tiện nghi. Điểm cộng lớn Cơ thích là nước suối, nước ngọt phục vụ miễn phí nên bạn không cần phải dự trữ nước. Bia, rượu sẽ được miễn phí vào bữa trưa và bữa tối mỗi ngày. 

Chiều lúc 5 giờ, tại Horizon Bar, chương trình “Đờn Ca Tài Tử” bắt đầu với 5 tiết mục biểu diễn. Ai mà chưa được thưởng thức loại hình nghệ thuật giản dị này của miền Tây thì đây là cơ hội tốt đó. 

6 giờ là giờ ăn tối, sau đó 8 giờ bạn có thể quay lại khu vực quầy bar để thưởng thức nhạc acoustic sôi động để kết thúc ngày. 

Và đó là ngày một ngắn nhưng vừa đủ và không có thời gian chết. Điểm cộng lớn là nhân viên cực kỳ nhiệt tình và hỗ trợ 24/7. 

Ngày 2: Châu Đốc – Rừng Tràm Trà Sư

Ngày thứ 2 bắt đầu bằng bữa sáng và lớp học nấu ăn cũng như làm cocktail trên thuyền, một hoạt động mà nhiều gia đình sẽ rất hứng thú. Sau khi dùng bữa trưa xong, Cơ có chuyến tham quan đầu tiên đến rừng tràm Trà Sư thuộc tỉnh An Giang. 

Du thuyền dừng ở cảng Châu Đốc để hành khách xuống và lên xe trung chuyển đến rừng tràm. Đây là lần thứ 3 Cơ đến đây nhưng cảm giác vẫn thích như ban đầu vì được xem lại những khoảng xanh tuyệt đẹp của miền Tây. Lần này đi may mắn hơn vì thấy rất nhiều loài vạc, cò bay rất nhiều. Chúng cực kỳ dạn dĩ trước khách tham quan. Bạn sẽ có 1 tiếng để khám phá khu vực này. Ngoài ra, ở đây còn sở hữu cây cầu tre dài nhất Việt Nam, trải nghiệm đi quanh cầu tre thay vì đi xuồng máy, xuồng gỗ cũng là một trải nghiệm mới mà rừng tràm Trà Sư mang lại. 

Kết thúc ngày thứ 2 vẫn là ăn tối và nghe nhạc acoustic trên thuyền. Nhưng vì đậu ở cảng Châu Đốc nên bạn có thể thoải mái đi vào thành phố và dạo những quán cafe và cảm nhận nhịp sống khá nhộn nhịp của thành phố này. 

Ngày 3: Cù Lao Ông Hổ – Cù Lao Tân Lập

Ngày thứ 3, Cơ được tham gia vào chuyến đi khám phá cù lao trên dòng Cửu Long. Với một đứa thành phố như mình, được đi lên những “hòn đảo giữa dòng sông” như vậy khá thú vị. Nếu lười đọc, mời bạn xem VLOG bên dưới:

Cù Lao Ông Hổ nằm khá gần Long Xuyên là điểm đến đầu tiên.

Chúng ta sẽ được khám phá địa điểm đầu tiên là Khu Lưu Niệm Chủ Tịch Tôn Đức Thắng, tại đây bạn sẽ được xem về cuộc đời của bác. Khu lưu niệm bao gồm ngôi nhà thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (gọi tắt là Bác Tôn, 1888 – 1980), đền thờ và nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Nhà trưng bày nằm đối diện với đền thờ. Bên trong trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật, các tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Dù ai đi ngược bốn bề

Chưa đến Ông Hổ chưa về An Giang

Sau đó, bạn có thể ghé đến Miếu Thờ Ông Hổ nơi kể về sự tích lấy tên Ông Hổ cho cù lao này.

Tương truyền, ngày xưa có hai vợ chồng lão nông dân sống trên cù lao, mà ngày nay có tên là Mỹ Hòa Hưng. Một hôm, ông bà chèo xuồng đi lấy củi; đến khi trở về, nhìn thấy trên mảng lục bình trôi trên sông có con vật gì rất giống mèo. Hai ông bà đến xem thì biết được là một con hổ con vừa đói vừa rét, bèn đem về nhà nuôi dưỡng. Khi lớn lên, con hổ rất hiền lành, không phá phách ai. Khi hai ông bà qua đời, hổ cũng bỏ vào rừng. Hằng năm, tới ngày giỗ ông bà, hổ đều mang về một con heo rừng đặt bên mộ rồi đi.

Rời Cù Lao Ông Hổ, chúng ta sẽ đến với Cù Lao Tân Lập. Tại đây, bạn sẽ được đi khám phá nơi sản xuất rượu mận trứ danh địa phương. Nhưng điểm đến mà Cơ đặc biệt yêu thích là Nhà Cổ Trần Bá Thế đặc biệt cổ kính với kiến trúc độc đáo của nhà thuộc địa thời Pháp.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: